Review: INDIAN HEALING CLAY - MẶT NẠ ĐẤT SÉT AZTEC

Em Indian Healing Clay này mình tậu lâu lẩu lầu lâu rồi mà ít dùng vì lười trộn :D gần đây tự nhiên em nó hot trở lại mình mới nhớ ra mà dùng lại ^^ Mình viết tí rì-viu cho các bạn muốn thử nhé ^^

>>> Bao bì
Lọ đựng của em này to uỳnh :D Hộp nhựa cũng xấu, nhãn giấy dán xung quanh thân hộp cũng xấu :D Lúc mới, mình nhớ mang máng là em nó có bọc nilon bên ngoài và ở nắp có dán tem giấy. Nếu nhìn theo hướng tích cực thì có thể nói bao bì của em này khá chân phương, bạn sẽ bỏ tiền ra chủ yếu cho sản phẩm bên trong thay vì bao bì. 
Có một lưu ý khi bảo quản em này là nên đặt em ý cố định một chỗ, đừng để ngược hoặc nghiêng và nắp hộp vặn thật chặt vì nếu không, bột đất sét kiểu gì cũng bay ra ngoài một ít đấy T.T


>>> Sản phẩm
Không có gì nhiều để mô tả về sản phẩm này =.= em nó đơn thuần là bột đất sét màu ghi. Bột thật ra là khá mịn. Mình không thử ngửi :)) vì nếu thử, chắc chắn sẽ được hít đầy mũi bột, hehe.

>>> Cách dùng và cảm nhận
Em này trên mạng hướng dẫn là dùng với giấm táo nhưng vì mình nghe quảng cáo là em nó làm sạch sâu và siêu mạnh nên lần đầu thử mình pha em này với nước thường. Em này ăn nước khá nhiều chứ không phải tỉ lệ 1-1 như hướng dẫn (nếu pha 1-1 mình thấy quá khô để tán lên da). Khi pha nước, em nó có sủi bọt nhẹ và pha xong không thấy mùi gì (mùi đất rất nhẹ). Khi đắp lên da, mình thấy không bị châm chích gì nhiều như mọi người nói - trừ lúc lớp đất khô đi thì da bị "co kéo" khá nhiều và mình gần như không cử động được cơ mặt ^^ Mức độ co kéo của em nó kinh hoàng hơn tất cả các mặt nạ đất sét, than tre mình từng dùng - rõ nhất là khu vực quanh miệng (mình vẫn đắp ở khu vực quanh miệng vì mình hay có mụn ở khu vực này) - khi khô, lớp đất sét kéo đến mức mình thấy môi mình như mỏ vịt Donald luôn @.@ chắc vì là "most powerful" nên nó vậy đó @.@



Khi dùng với giấm táo, điểm khác biệt đầu tiên mình thấy là lúc pha sẽ thấy sủi bọt nhiều hơn. Khi đắp lên mặt mình thấy cũng có châm chích da nhẹ và khi rửa sạch thì da đỏ hơn một chút so với dùng nước. Tình trạng da đỏ và nóng (không rát nhé) kéo dài khoảng 30' đến 1 tiếng. Mình sợ là các bạn da nhạy cảm không hợp với kiểu trộn với giấm này.

So với các em mặt nạ đất sét khác, mình xếp em này vào nhóm khó rửa sạch - lúc rửa nên làm ướt lớp mặt nạ trước rồi mới bắt đầu xoa nhẹ để lớp đất trôi đi vì nếu dùng nước xoa rửa ngay khá đau. Mình đã thử bôi lớp dày, để khô 80% rồi bóc ra ;D - chỗ bóc ra không đỏ như rửa nhé, nhưng lúc bóc siêu đau ấy, nhìn rõ da chết bị kéo ra luôn.

Mình đã thử dùng em ấy liên tục 1 tuần (hàng ngày, với giấm táo), mình thấy trừ khoản mới dùng xong thấy da thoáng, sạch, mình chưa thấy em nó giúp chữa mụn gì đâu (nói về chữa mụn sưng thì em này còn kém em mặt nạ than của Origins). Hi vọng là dùng đều đặn thời gian dài hơn thì sẽ giúp giảm mụn như được quảng cáo. Rửa sạch đi thì da không bị khô tróc như khi dùng một số mặt nạ đất sét khác.

>>> Tóm lại
Mình thấy em này giá cả tương đối hợp lý (khoảng 500k/ lọ to đùng), cũng có tác dụng làm sạch, thoáng da. Điểm trừ (đặc biệt với người lười) là phải tự trộn và sẽ phải đầu tư thêm chai giấm táo :D Nhưng nếu dùng với mục đích chính là trị mụn thì mình không khuyên dùng em này.

Comments

  1. Chị ơi, chị dùng giấm táo hãng nào vậy ạ?

    ReplyDelete
  2. cho em hỏi là trộn như nào vậy ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin lỗi mình trả lời hơi muộn. Mình bỏ lượng đất sét vừa dùng (khoảng 3 thìa cà phê) sau đó cho giấm vào, cho ít một thôi đến khi đất sét sệt sệt. Mình không thích trộn quá lỏng (kiểu nghiêng thìa là chảy được xuống) vì như thế không đắp được dày mà lại sợ nhiều giấm quá nó bỏng rát da

      Delete

Post a Comment